Thứ Bảy, 7 tháng 6, 2014


Lasik’s Day là chương trình ưu đãi thường niên được tổ chức tại tất cả các bệnh viện thuộc Hệ thống Bệnh viện Mắt Sài Gòn trên cả nước. Đây là chương trình đặc biệt hỗ trợ dành cho bệnh nhân điều trị Cận – Loạn – Viễn – Lão thị bằng phương pháp phẫu thuật Lasik.
Trong nỗ lực phấn đấu “Vì đôi mắt cộng động”, từ năm 2004 cho đến nay, Hệ thống Bệnh viện Mắt Sài Gòn với Lasik’s Day đã mang lại lợi ích cho xã hội và niềm hạnh phúc cho hàng trăm ngàn bạn trẻ được tự do thoát khỏi sự phiền hà của cặp kính. Mỗi năm tại mỗi cơ sở của Hệ thống Bệnh viện Mắt Sài Gòn, đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa mắt với trình độ chuyên môn hàng đầu tại Việt Nam đã phẫu thuật thành công cho hàng ngàn bệnh nhân mắc tật khúc xạ: cận – loạn – viễn và lão thị (năm 2013, Hệ thống Bệnh viện Mắt Sài Gòn đã phẫu thuật thành công cho 6500 bệnh nhân tham gia Lasik’s Day 2013 tại Hà Nội và khu vực phía bắc, 5000 bệnh nhân tại Tp. HCM và khu vực phía Nam, hơn 2000 bệnh nhân tại khu vực miền trung).
Tiếp nối ý nghĩa xã hội nhân văn của chương trình, Lasik’s Day 2014 do Hệ thống Bệnh viện Mắt Sài Gòn tổ chức sẽ diễn ra trong thời gian từ ngày 02/06 đến hết ngày 30/06/2014 với nội dung ưu đãi được áp dụng tại mỗi Bệnh viện như sau:

1)Tại các Bệnh viện thuộc Hệ thống Bệnh viện Mắt Sài Gòn tại khu vực Hà Nội bao gồm:

Bệnh viện Mắt Sài Gòn – Hà Nội: Số 77 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Tp. Hà Nội
Bệnh viện Mắt Sài Gòn – Hà Nội: Số 532 đường Láng, Quận Đống Đa, Tp. Hà Nội
Ưu đãi áp dụng dành cho tất cả bệnh nhân điều trị cận – loạn – viễn – lão thị bằng phương pháp phẫu thuật Lasik:
Miễn hoàn toàn 100% phí khám trị giá 500.000VNĐ

Chỉ còn 7.500.000VNĐ trọn gói: chi phí phẫu thuật – thuốc sau phẫu thuật và tái khám trong vòng 06 tháng sau mổ
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ số Hotline tư vấn: 0904.820.022 hoặc 0933.777.532

Đăng ký online để tham gia chương trình tại Hà Nội và khu vực phía bắc

2)Tại các Bệnh viện thuộc Hệ thống Bệnh viện Mắt Sài Gòn tại khu vực Tp. HCM và khu vực miền trung bao gồm:

Bệnh viện Mắt Sài Gòn: Số 473 CMT8, P.13, Quận 10, TP.HCM
Bệnh viện Mắt Sài Gòn: 100 Lê thị Riêng, Quận 1, TP.HCM
Bệnh viện Mắt Việt - Hàn: Số 355 - 365 Ngô Gia Tự, P.3, Quận 10, TP.HCM
Bệnh viện Mắt Sài Gòn – Vinh: 999 Đại lộ VI Lê Nin, Hà Huy Tập, TP.Vinh
Bệnh viện Mắt Sài Gòn – Nha Trang: Lô 9-24 KDC Cầu Dứa, Xã Vĩnh Hiệp, TP Nha Trang
Ưu đãi áp dụng dành cho tất cả bệnh nhân điều trị cận – loạn – viễn – lão thị bằng phương pháp phẫu thuật Lasik:

Chỉ còn 7.500.000VNĐ trọn gói: chi phí phẫu thuật – thuốc sau phẫu thuật và tái khám trong vòng 06 tháng sau mổ
(Bệnh nhân đóng 500.000VNĐ để khám tổng quát và sàng lọc, số tiền này sẽ được giảm trừ khi Bệnh nhân đóng chi phí phẫu thuật)

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ số Hotline tư vấn:
Khu vực Tp. HCM: 08.3602.0054
Khu vực Khánh Hòa: 058. 3895039
Khu vực Nghệ An: 038. 860 95 95

Đăng ký online tham gia chương trình tại khu vực Tp. HCM và khu vực miền trung: (Link form đăng ký)
Cách thức đăng ký tham gia chương trình:
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh nhân có điều kiện địa lý xa, đi lại khó khăn hoặc do chưa bố trí được thời gian vẫn có thể tham gia Lasik’s Day 2014, Hệ thống bệnh viện Mắt Sài Gòn sẽ tiếp nhận đăng ký qua 2 kênh:
Cách 1) Đăng ký trực tuyến qua website: www.matsaigon.com từ ngày 30/05/2014 đến hết 30/06/2014.
Cách 2) Đăng ký trực tiếp tại các bệnh viện thuộc hệ thống Mắt Sài Gòn từ ngày 02/06/2014 đến hết ngày 30/06/2014

Thứ Năm, 5 tháng 6, 2014


Cận thị là một tật khúc xạ gây rối loạn chức năng thị giác và chiếm một vị trí đáng kể trong nhóm tật về thị giác, đặc biệt ở học sinh và người lao động trẻ. Người bị cận thị nhìn rõ khi vật gần mắt và nhìn mờ khi vật xa mắt

Cận thị tiến triển (tăng số kính) - đây không chỉ là đơn thuần rối loạn chức năng thị giác có thể chỉnh kính mà là một biểu hiện bệnh lí có biến chứng tương đối nguy hiểm. Phương pháp dùng Laser hồng ngoại năng lượng thấp có độ dài bứơc sóng 1,3 micromet tác động gián tiếp xuyên qua củng mạc kích thích cơ thể mi kết hợp luyện tập điều tiết trên máy là một trong những phương pháp mới, hiện đại điều trị tiến triển cận thị ở trẻ em dựa trên nguyên lý: Tăng cường tuần hoàn, tăng cường trao đổi chất của cơ điều tiết - đang được áp dụng điều trị tại Bệnh viện Mắt TW.

Xã hội càng phát triển, trẻ em sớm được tiếp cận với những phương tiện máy móc tiện ích phục vụ việc học tập và nhu cầu giải trí thì số lượng người cận thị ngày càng tăng lên nhanh chóng, đặc biệt gần đây tỷ lệ trẻ em bị cận thị tăng cao, có những em còn rất nhỏ. Theo tổ chức y tế thế giới, có khoảng trên 800 triệu người bị cận thị. Cận thị làm giảm sức nhìn cho con người, gây cản trở, khó khăn trong công việc hàng ngày. ở các em học sinh từ 7-16 tuổi cũng rất dễ mắc chứng cận thị, mà độ cận thị tiến triển nhanh do mức độ làm việc nhìn gần bằng mắt nhiều mà chúng tôi thường gọi là cận thị mắc phải, đây là một điều nguy hiểm vì cận thị xuất hiện càng sớm thì mức độ tăng số kính càng nhanh.

Độ dài nhãn cầu phát triển bình thường cho đến tuổi 25, độ dài trục nhãn cầu trung bình ở người trưởng thành là 23,0 đến 24,0 mm. ở người cận thị trục nhãn cầu có thể dài hơn, đôi khi tới trên 30,0 mm. Trục nhãn cầu cứ dài ra 1mm tương ứng với tăng độ cận thị – 3,0 D.

TRIỆU CHỨNG CẬN THỊ

Cận thị bẩm sinh thường được phát hiện sơm khi trẻ 1-2 tuổi, cận thị bẩm sinh thường có số kính cao và tăng số nhanh bất bình thường

Cận thị khởi phát ở thiếu niên là cận thị xuất hiện ở trẻ từ 5-6 tuổi, và được phát hiện khi trẻ đến trường. Trẻ em nhìn không rõ mờ khi vật ở xa, không phân biệt hoặc nhầm lẫn rõ nét số và chữ trên bảng, mỏi mắt khi đọc sách, tiến gần khi xem vô tuyến, xem phim.

Cận thị khởi phát ở người lớn xuất hiện ở khoảng 20 tuổi. Công việc nhìn gần nhiều là yếu tố nguy cơ cho sự phát triển cận thị ở tuổi này.

NGUYÊN NHÂN PHÁT TRIỂN CẬN THỊ

Có nhiều nguyên nhân gây phát triển cận thị. Các nguyên nhân chính là:

Làm việc, nhìn gần bằng mắt nhiều (trong điều kiện ánh sáng thiếu và không được nghỉ ngơi thích hợp).

Di truyền.

Thành củng mạc (lớp vỏ nhãn cầu) đàn hồi kém. Cơ địa mắt to hơn bình thường.

Cơ điều tiết mắt phát triển kém: bẩm sinh, nguyên phát.

PHÂN LOẠI CẬN THỊ

Cận thị có nhiều loại khác nhau.
Cận thị sinh lý (thường gọi là cận thị học đường): thường xuất hiện ở học sinh phổ thông, cận thị nhẹ hoặc vừa.

Cận thị bệnh lí (cận thị ác tính, cận thị tiến triển, cận thị thoái hoá) do khúc xạ của giác mạc hoặc thể thuỷ tinh cao hơn bình thường hoặc độ dài trục nhãn cầu phát triển quá mức bình thường, độ cận thị thường trên 6,0 D, số kính cận thị tăng trên 1,0 D/ năm và có tổn hại dịch kính, võng mạc).

Cận thị có thể dược phân chia thành 3 loại sau:
Cận thị nhẹ < - 3,0D;
Cận thị trung bình - 3,0D đến - 6,0D;
Cận thị nặng > - 6,0D.

Nếu người cận thị có kính cận thị tăng nhanh trên 1,0 D/ năm thì sẽ tiếp tục tăng sau tuổi trưởng thành, có khi tới -20,0 D. Trục nhãn cầu phát triển quá mức dễ gây biến chứng cận thị: giãn lồi võng mạc, xuất huyết võng mạc, dịch kính, thoái hoá , teo hắc võng mạc dẫn đến giảm thị lực trầm trọng gây mù loà.

ĐIỀU TRỊ CẬN THỊ

Người cận thị nhìn xa rõ khi được chỉnh kính phân kỳ (kính - điốp hay gọi là kính cận thị).

1. .Kính gọng là một trong những biện pháp cần thiết để điều chỉnh tật cận thị. Tuỳ theo mức độ cận thị, bệnh nhân cần đeo kính thường xuyên hay chỉ cần đeo kính khi nhìn xa (các bác sĩ nhãn khoa sẽ tư vấn cụ thể cho từng trường hợp). Nếu bệnh nhân cận thị được chỉnh kính đúng, thích hợp tiến triển cận thị sẽ chậm hơn.

Ngoài kính gọng bệnh nhân có thể dùng kính tiếp xúc, phương pháp này có lợi ích mỹ quan. Tuy nhiên người sử dụng phải đặc biệt thận trọng giữ vệ sinh nếu không sẽ tổn hại đến giác mạc có thể gây viêm hoặc loét giác mạc.

Đeo kính cận thị không thể làm dừng lại mức độ tăng số kính mà nó chỉ có thể điều chỉnh mức độ quang học. Nếu thị lực kém đi và cần tăng số kính cận thị có nghĩa là cận thị tiến triển (độ cận thị năng thêm).

Ngoài việc chỉnh kính, để hạn chế cận thị tiến triển, giữ ổn định số kính cận thị và đề phòng các biến chứng cận thị như xuất huyết dịch kính, võng mạc, bong võng mạc … dẫn đến giảm thị lực trầm trọng, bệnh nhân cần được điều trị bằng một số phương pháp thích hợp làm hạn chế tăng số kính cận thị tiến đến ổn định độ cận thị và đề phòng biến chứng cận thị.

2. Vật lí trị liệu: tác động làm phục hồi chức năng điều tiết mắt, tăng cường tuần hoàn cơ thể mi, võng mạc, tăng cường trao đổi chất, tăng cường trương lực cơ như : Luyện tập điều tiết trên máy, thuốc tác động lên điều tiết, dùng sóng siêu âm, điện, điện tử, lazer năng lượng thấp.

Từ những năm đầu của thập kỷ 80 do có sự tiến bộ vượt bậc của khoa học - tia Laser đã được sử dụng rộng rãi và có hiệu quả trong khám và điều trị các bệnh nhãn khoa. Năm 1981 nhiều công trình nghiên cứu thực nghiệm trên động vật và điều trị lâm sàng cho thấy tia laser năng lượng thấp kích thích võng mạc, thể mi – làm tăng tuần hoàn võng mạc, tăng trao đổi chất tế bào để điều trị một số bệnh võng mạc: thoái hoá HVM, thoái hoá võng mạc vựng hoàng điểm, viêm, teo gai thị, thị thần kinh, điều trị tật khúc xạ, nhược thị ở trẻ em. Điều trị bằng Laser công suất thấp,là phương pháp ứng dụng kỹ thuật hiện đại và có hiệu quả cao, an toàn, không có biến chứng và tác dụng phụ.

3. Phẫu thuật:

- -Đối với trẻ em cận thị có số kính tăng nhanh (trên 1,0 điốp/ năm) cần can thiệp phẫu thuật ghép độn củng mạc để hạn chế mức độ tăng số kính và giãn lồi củng mạc.

- Đối với bệnh nhân trên 18 tuổi có độ cận thị ổn định có thể phẫu thuật điều trị cận thị bỏ kính bằng Laser excimer (LASIK).

Thứ Sáu, 4 tháng 4, 2014

xử lí khi dầu gió vương vào mắt?


Hỏi: 

Do sơ xuất, con gái 2 tuổi của tôi bị dầu gió đổ vào mắt. Tôi đã đưa cháu đi viện khám, bé được kê thuốc nhỏ mắt nhưng sau một ngày mắt bé vẫn sưng húp, không mở mắt ra được, tôi rất lo lắng cho thị lực của bé.
Xin hỏi bác sĩ, thị lực của bé có bị ảnh hưởng gì sau này không? Làm sao để mắt bé hết sưng húp?

(Vân Yến, Yên Lạc, Vĩnh Phúc).

Trả lời:

Tai nạn do dầu gió dính vào mắt cũng thỉnh thoảng xảy ra với các em nhỏ, do nhiều người vẫn nghĩ dầu gió lành, vẫn dùng để bôi cho trẻ nên cho bé cầm chơi, không may bị dính vào mắt.

Trong khi đó, dầu gió có sử dụng dung môi để pha hòa tan chất thơm. Nếu độ PH dầu gió trung tính thì khi dính vào mắt đỡ gây tổn thương mắt hơn. Còn nếu có độ PH cao, thậm chí sử dụng dung môi là cồn thì có thể gây ảnh hưởng đến mắt. Độ nóng của dầu có thể gây trợt giác mạc, tổn thương mắt. Tuy nhiên với thương tổn này, bệnh nhân thường được kê thuốc nhỏ mắt điều trị ngoại trú.

Chị cũng không nên quá sốt ruột bởi mắt bé vẫn bị sưng húp do lớp bề mặt của nhãn cầu giác mạc bị trầy xước, kết mạc sưng nề gây tình trạng này. Vì thế, chị nên bình tĩnh nhỏ thuốc mắt như hướng dẫn của bác sĩ. Còn nếu thấy có hiện tượng bất thường, bé khóc chịu, nhức mắt… thì nên cho bé đến viện tái khám.

Chị cũng không nên quá lo lắng, bởi dầu gió gây tổn thương thường không để lại tác hại lâu dài về thị lực của trẻ sau này. Tuy nhiên khi mới bị trẻ rất khó chịu vì độ nóng của dầu. Vì thế, hãy luôn chú ý, để xa dầu gió khỏi tầm tay của trẻ.

Khi không may bị dính dầu gió vào mắt, cần ngay lập tức rửa mắt với nước muối. Nếu không có nước muối trong tầm tay có thể rửa bằng nước sạch.

Theo BS Nguyễn Quốc Anh, Trưởng khoa Chấn thương (BV Mắt Trung ương)

Thứ Năm, 19 tháng 12, 2013




Nếu căn bản mắt bạn hơi khô, khi ngồi trước màn hình vi tính tốt nhất không nên dùng kính áp tròng, những người dùng kính áp tròng nên dùng loại kính có chất lượng cao.

Người 40 tuổi trở lên, tốt nhất không dùng kính áp tròng, nên dùng kính có gọng, khi đánh máy nên đeo kính có độ nhẹ.

Nếu mắt bạn xuất hiện hiện tượng đỏ, tổn thương hoặc có dị vật rơi vào, thâm quầng mắt, nhìn mờ, thậm chí xuất hiện sưng mắt hoặc đau mắt, sau khi nghỉ ngơi vẫn không có biến chuyển tốt nên tới bệnh viện kiểm tra mắt.

1. Tránh nhìn tập trung quá lâu không chớp mắt, thường xuyên chớp mắt để hạn chế thời gian con ngươi mắt tiếp xúc với không khí, tránh làm khô mắt.

2. Không bật điều hoà quá lâu, tránh luồng không khí thổi trực tiếp tại chỗ ngồi, bên cạnh chỗ ngồi nên đặt một tách trà làm tăng độ ẩm xung quanh.

3. Nên ăn nhiều hoa quả, đặc biệt là các loại quả như cam quýt, nên ăn nhiều loại rau xanh, thức ăn tinh bột, cá và trứng, uống nhiều nước cũng có tác dụng hỗ trợ cho việc chống khô mắt.

4. Giữ nếp sống lành mạnh, bảo đảm giấc ngủ đầy đủ, không nên thức đêm.

5. Tránh ngồi quá lâu trước máy vi tính, giữa thời gian làm việc nên dành ít phút cho mắt được nghỉ ngơi, làm việc khoảng 1 giờ nên nghỉ ngơi 5-10 phút. Trong lúc nghỉ ngơi có thể đưa mắt nhìn ra xa hoặc làm các động tác thể dục cho mắt.

6. Giữ tư thế ngồi làm việc tốt. Giữ khoảng cách thích hợp nhất để hai mắt được nhìn thẳng và thoải mái, như vậy có thể khiến cho các cơ ở phần cổ được thoải mái và hạn chế được tối đa diện tích nhãn cầu tiếp xúc với không khí.

7. Điều chỉnh hợp lý khoảng cách với đèn. Khoảng cách thích hợp là 50-70 cm, đèn nên thấp hơn mắt 10-20 cm, kéo góc 15-20 độ. Như vậy có thể giảm mức độ mệt mỏi cho nhãn cầu.


--- Nguồn: aFamily ---

Thứ Tư, 18 tháng 12, 2013




– Muốn trút bỏ bất tiện của cặp kính cận, kính viễn.

– Muốn bỏ kính để đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp.

– Không muốn mắt bị ướt nhòa vì phải đeo kính dưới trời mưa hoặc trong bể bơi.

– Muốn chơi thể thao.

– Muốn mắt sáng và nhìn được mọi vật một cách chân thực.

– Muốn đẹp hơn khi bỏ kính.

– Từ 18 tuổi trở lên, và tốt nhất là dưới 40 tuổi.

Thứ Ba, 17 tháng 12, 2013


Bệnh nhân gửi cho mình sau 5 ngày điều trị. Tình cảm của bệnh nhân là sự động viên, an ủi lớn nhất để chúng mình ngày càng yêu nghề, 

" Sau khi Bs tiêm mắt trái cho tôi vao11h ngày 3/8, tình trạng bệnh được cải thiện tốt, hết đau nhức, thị lực dần dần được cải thiện. Tôi đã ở châu Âu và Bắc Phi 16 năm, tôi thực sự thấy hài lòng về trình độ và sự phục vụ bệnh nhân của Bs. Chúc Bs nhiều thành công và hạnh phúc !


Đã gửi từ iPhone của tôi, Pgs.Ts.Ngưt. Nguyễn Đức Khiêm, ĐhnnHn"

Thứ Hai, 9 tháng 12, 2013




1. Nên ăn nhiều hoa quả, đặc biệt là các loại quả như cam quýt, nên ăn nhiều loại rau xanh, thức ăn tinh bột, cá và trứng, uống nhiều nước cũng có tác dụng hỗ trợ cho việc chống khô mắt.

2. Không bật điều hoà quá lâu, tránh luồng không khí thổi trực tiếp tại chỗ ngồi, bên cạnh chỗ ngồi nên đặt một tách trà làm tăng độ ẩm xung quanh.

3. Tránh nhìn tập trung quá lâu không chớp mắt, thường xuyên chớp mắt để hạn chế thời gian con ngươi mắt tiếp xúc với không khí, tránh làm khô mắt.

4. Giữ nếp sống lành mạnh, bảo đảm giấc ngủ đầy đủ, không nên thức đêm.

5. Tránh ngồi quá lâu trước máy vi tính, giữa thời gian làm việc nên dành ít phút cho mắt được nghỉ ngơi, làm việc khoảng 1 giờ nên nghỉ ngơi 5-10 phút. Trong lúc nghỉ ngơi có thể đưa mắt nhìn ra xa hoặc làm các động tác thể dục cho mắt.

6. Giữ tư thế ngồi làm việc tốt. Giữ khoảng cách thích hợp nhất để hai mắt được nhìn thẳng và thoải mái, như vậy có thể khiến cho các cơ ở phần cổ được thoải mái và hạn chế được tối đa diện tích nhãn cầu tiếp xúc với không khí.

7. Điều chỉnh hợp lý khoảng cách với đèn. Khoảng cách thích hợp là 50-70 cm, đèn nên thấp hơn mắt 10-20 cm, kéo góc 15-20 độ. Như vậy có thể giảm mức độ mệt mỏi cho nhãn cầu.

Nếu căn bản mắt bạn hơi khô, khi ngồi trước màn hình vi tính tốt nhất không nên dùng kính áp tròng, những người dùng kính áp tròng nên dùng loại kính có chất lượng cao.

Người 40 tuổi trở lên, tốt nhất không dùng kính áp tròng, nên dùng kính có gọng, khi đánh máy nên đeo kính có độ nhẹ.

Nếu mắt bạn xuất hiện hiện tượng đỏ, tổn thương hoặc có dị vật rơi vào, thâm quầng mắt, nhìn mờ, thậm chí xuất hiện sưng mắt hoặc đau mắt, sau khi nghỉ ngơi vẫn không có biến chuyển tốt nên tới bệnh viện kiểm tra mắt.